Chơi Game

Kiểm soát bóng là chưa đủ "Các cầu thủ tóc bết là gì

【tóc bết là gì】Đội tuyển Việt Nam cần miếng đánh táo bạo để hạ gục Philippines

Kiểm soát bóng là chưa đủ

"Các cầu thủ đã nỗ lực tập luyện. Có thể không phải ai cũng sẵn sàng thích nghi giữa việc thay đổi lối chơi của HLV mới,ĐộituyểnViệtNamcầnmiếngđánhtáobạođểhạgụtóc bết là gì nhưng tôi luôn kiên trì và giúp đỡ cầu thủ. Ai không sẵn sàng, người đó có thể ra về, kể cả bản thân tôi cũng vậy", HLV Philippe Troussier động viên đội tuyển Việt Nam trước thềm trận đấu gặp Philippines ở vòng loại thứ hai World Cup 2026.

Sau 9 tháng bén duyên với đội tuyển và U.23 Việt Nam, triết lý của HLV Troussier đã thể hiện rõ ràng. Các cầu thủ phải kiểm soát bóng, triển khai lối chơi mượt mà và tuần tự ở phần sân nhà, chủ động cầm bóng, rồi từng bước khoan phá khoảng trống đối thủ bằng những pha dàn xếp, chạy chỗ có ý đồ.

Đội tuyển Việt Nam cần miếng đánh táo bạo để hạ gục Philippines - Ảnh 1.

Đội tuyển Việt Nam bế tắc dù cầm bóng nhiều gần gấp đôi đội Trung Quốc

VFF

Thời lượng kiểm soát bóng là khác biệt trong tư duy của ông Troussier và người tiền nhiệm Park Hang-seo. Nếu ông Park không quan trọng việc cầm bóng, mà ưu tiên pressing đối thủ, lên bóng nhanh và đề cao hiệu quả, HLV Troussier lại muốn cầu thủ phải giữ bóng, di chuyển và phối hợp bài bản.

Sau 6 trận giao hữu, dễ thấy tư duy kiểm soát bóng ông Troussier yêu cầu đã được thể hiện. Các cầu thủ phối hợp ở phần sân nhà tương đối chỉn chu, có nhiều ý tưởng triển khai bóng. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả tấn công lại chưa rõ ràng. Lý do là dù cầm bóng nhiều, nhưng các cầu thủ chủ yếu chuyền ngang hoặc chuyền về. Rất ít đường chuyền hướng lên phía trên với ý tưởng rõ ràng.

Đánh giá sức mạnh của các đối thủ đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026

Sự cầu toàn và cẩn trọng quá mức của các mũi tấn công khiến ưu thế kiểm soát bóng trở nên tương đối... vô nghĩa, bởi cầm bóng nhưng lại không giành lấy điều quan trọng nhất trong bóng đá: bàn thắng.

Ở trận gặp đội Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam cầm bóng 63%, tung ra 603 đường chuyền (503 đường chuyền chính xác), nhưng chỉ tạo ra 9 pha dứt điểm (trúng đích 3). Tức là trung bình phải chuyền tới 67 lần, các học trò ông Troussier mới có 1 tình huống dứt điểm.

Ngược lại ở cuộc so tài với đội Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam dù cầm bóng 32% thời lượng, có vỏn vẹn 295 đường chuyền, nhưng lại có 8 pha dứt điểm (trung bình cứ chuyền 37 đường là có 1 cơ hội ăn bàn). Trong đó, trước khi vỡ trận trong hiệp 2, các học trò HLV Troussier sở hữu 2 cú sút nguy hiểm trong hiệp 1, đáng tiếc khi Tiến Anh không tận dụng thành công.

Đội tuyển Việt Nam cần miếng đánh táo bạo để hạ gục Philippines - Ảnh 2.

Hoàng Đức từng được thử nghiệm ở vị trí trung phong

MINH TÚ

Thống kê này nói lên rằng, đội tuyển Việt Nam dù được định hướng kiểm soát bóng, nhưng tư duy căn bản của cầu thủ vẫn thiên về phòng ngự phản công. Việc chơi lùi sâu, gây áp lực rồi trừng phạt đối thủ bằng những pha lên bóng chớp nhoáng là nền tảng được ông Park gây dựng trong nhiều năm qua. Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, đội tuyển Việt Nam dường như vẫn thoải mái nhất khi đá kiểu "cửa dưới" và rình rập.

Còn khi đá cửa trên, kiểm soát bóng và phải giải quyết hàng phòng ngự "bê tông" của đối thủ bằng những pha tấn công khoa học, đội tuyển Việt Nam lại thiếu cả đấu pháp lẫn con người. Thế trận bế tắc trước Trung Quốc là minh chứng.

Phá 'bê tông'

Trên sân Rizal Memorial vào ngày 16.11 tới, đội tuyển Việt Nam nhiều khả năng đối đầu với "khối bê tông" của Philippines. Nhưng cầm bóng áp đảo rồi... làm gì nữa, là bài toán ông Troussier và học trò cần giải.

Trong những trận đấu căng thẳng, yếu tố định đoạt đôi khi là sự hơn thua trong khoảnh khắc, mà chiến thuật chỉ là "chất phụ gia".

Đội tuyển Việt Nam cần miếng đánh táo bạo để hạ gục Philippines - Ảnh 3.
Đội tuyển Việt Nam cần miếng đánh táo bạo để hạ gục Philippines - Ảnh 4.

Các cầu thủ tấn công cần chơi táo bạo hơn

MINH TÚ

Khi HLV Park Hang-seo nắm quyền, những đường chuyền vượt tuyến từ sân nhà, phối hợp phản công nhanh hay tình huống cố định là những bài vở được rèn thuần thục, giúp đội tuyển Việt Nam dù có nhiều trận chơi không tốt, nhưng vẫn biết cách thắng để tích lũy điểm số.

Còn với đội tuyển Việt Nam của HLV Troussier, miếng đánh tủ để giải quyết những hàng thủ số đông là điều còn thiếu. Chiến lược gia người Pháp đang rèn cho học trò một số phương án tạo ra cơ hội, trong đó có bài dồn ép ở một cánh rồi bất ngờ chuyển sang cánh còn lại nhằm giúp cầu thủ đá biên xâm nhập tạo cơ hội, hay leo biên rồi trả ngược tuyến hai dứt điểm.

Tuy nhiên, do HLV Troussier liên tục xoay tua đội hình, đội tuyển Việt Nam chưa có sự gắn kết, liền mạch. Việc chưa có một trung phong ưng ý cũng khiến "Phù thủy trắng" gặp nhiều khó khăn hơn để khoan phá đối thủ.

Đội tuyển Việt Nam cần mạo hiểm hơn và tấn công đa dạng hơn. Nếu chỉ chơi cầu toàn và có phần máy móc như những trận qua, không dễ để Hoàng Đức cùng đồng đội rời sân Philippines với 3 điểm.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap